Cũng là gần hơn, nhưng về thời gian để hội nhập với những quy định của Afta đối với lĩnh vực ôtô, mà khi đó, các mức thuế trong khu vực Asean đối với linh kiện, phụ tùng và sản phẩm đều trở về mức quá thấp, từ 0 -5%. Câu hỏi đặt ra là vào thời điểm đó, ngành công nghiệp ôtô của chúng ta có trụ vững hay không, các DN đang sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN có còn tiếp tục đầu tư cho công nghiệp, cho sản xuất, cho lắp ráp… hay chỉ tập trung nhập xe về và bán ? Nhiều chuyên gia, nhiều DN thiên về nhận định đó. Và nếu như vậy thì bây giờ chúng ta phải làm gì nếu muốn ngành công nghiệp này tiếp tục tồn tại và phát triển, cạnh tranh được? Câu trả lời vẫn chưa có, còn các DN thì vẫn đang mạnh ai nấy lo, mạnh ai nấy chạy.
Cũng giống như nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác ở VN, vấn đề hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực, ngành công nghiệp, thị trường ôtô cũng không là ngoại lệ. Và trong mấy năm trở lại đây, câu chuyện này vẫn cứ nóng dần lên.
New Focus - mẫu xe toàn cầu mới của Ford Motor vừa được lắp ráp tại VN.
Nóng bởi để tiến tới hội nhập và hội nhập, đã có những điều thị trường, các DN đã làm được, nhưng cũng còn ngổn ngang không biết bao nhiêu điều để ngành công nghiệp ôtô trụ được, cạnh tranh được, phát triển dược khi những quy định về Afta, về WTO đang thổi hơi nóng sau gáy từng ngày, từng giờ, mà mình thì vẫn chưa rõ ràng một đối sách cụ thể. Bên cạnh đó nhu cầu thực sự cấp bách của người dân là sở hữu ôtô hiện hữu từng ngày, từng giờ, nhưng giá cả thì vẫn quá cao, nếu không muốn nói là năm sau cao hơn năm trước. Lạ, rất lạ.
Điểm gần hơn, hội nhập hơn cũng thị trường ôtô trong những năm qua xuất phát từ chính sự cố gắng nội tại của các DN nhiều hơn là những chính sách của Chính phủ. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, của thị trường, điểm dễ nhận thấy là đa phần các DN có mặt tại thị trường VN đều liên tục tung ra những sản phẩm, những mẫu xe mới nhất. Nhìn lại mới thấy, tại thị trường VN đã xuất hiện hầu như đầy đủ những phân khúc xe, những mẫu xe mới đến từ khắp nơi trên thế giới. Cứ hễ hãng ôtô nào tung ra sản phẩm mới thì chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, mẫu xe mới đó ngay lập tức có mặt tại VN, nhập khẩu và thậm chí lắp ráp tại VN. Trong năm qua có thể kể đến hàng chục mẫu xe như vậy như GLK của Mercedes – Benz, Camry, Altis của Toyota VN, Ford Focus của Ford VN.
Trong đó, nếu nói về những mẫu xe mang tính hội nhập, tính mới được lắp ráp tại VN phải nói về Fiesta và New Focus của Ford. Dù đây là những mẫu xe nằm trong kế hoạch chất lượng toàn cầu One Ford - một kế hoạch giúp Ford Motor toàn cầu thành công rực rỡ trong thời gian qua - nhưng việc lựa chọn nhà máy ở VN để lắp ráp ngay những mẫu xe mới cũng được xem là một sự cố gắng hội nhập của bản thân Ford cũng như việc đánh giá vai trò quan trọng của thị trường VN. Chính vì vậy, từ nay đến giữa thập kỷ này, Ford đã quyết định sẽ liên tiếp tung ra thêm 8 mẫu sản phẩm nữa tại thị trường VN.
Cùng với việc tung ra những mẫu sản phẩm mới, chất lượng thì cách tiếp cận, phương thức bán hàng, hỗ trợ dịch vụ, sửa chữa… của các hãng ôtô tại VN cũng đã hội nhập thực sự. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng thì mấu chốt đối với họ là giá xe vẫn còn quá cao. Đó là sự khác biệt quan trọng chưa thay đổi và hội nhập được. Mà nguyên nhân của điều chưa được đó không phải đến từ phía DN, mà đến từ chính sách.
Đó là ngành công nghiệp, còn thị trường vào thời điểm đó chắc chắn sẽ sôi động hơn, giá xe có thể rẻ hơn. Nói có thể, bởi khi đó giá cả phụ thuộc vào chính các DN quyết định mà chúng ta khó có thể dùng chính sách để điều chỉnh. Và đương nhiên, khi đã không có được một ngành công nghiệp ôtô vững mạnh, phát triển thì việc người dân muốn sở hữu một chiếc xe hơi với giá phù hợp, ít nhất là bằng các nước xung quanh hay các nước phát triển sẽ còn là điều xa vời như sự hội nhập của ngành này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét